Lào đẩy mạnh truyền thông trong phát triển du lịch

Thứ tư, 05/06/2019 16:40
(ĐCSVN) - Thời gian qua, truyền thông Lào đã tích cực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền công tác văn hóa và du lịch và đã đạt nhiều thành công. Hiện nay, Lào đang đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông nhằm góp phần khuyến khích người dân tích cực đóng góp chung vào phát triển văn hóa và du lịch.
Lễ hội Voi diễn ra ở tỉnh Luông Pha-bang (Lào). Ảnh: ASIA REVEAL

Theo Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Pineprathana Phanthamaly, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã quy định rõ rằng: Báo chí truyền thông Lào là công cụ về chính trị - tư tưởng của các tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo; là diễn đàn của công chúng, là sợi dây liên kết giữa công chúng với đảng; là diễn đàn thông tin có vai trò là tiếng nói sắc bén của cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc tuyên truyền đường lối của Đảng, luật pháp và quy định của Nhà nước, vận động tinh thần yêu nước, phổ biến thông tin về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, nội dung kiến thức, nội dung giải trí cho xã hội; góp phần chống hiện tượng tiêu cực trong xã hội và đẩy lùi thông tin bóp méo sự thật.

Truyền thông Lào (cả kiểu cũ và kiểu mới) đã tập trung tuyên truyền công tác bảo vệ di sản, phát triển du lịch bền vững và khuyến khích giao lưu văn hóa. Truyền thông Lào đã có đóng góp quan trọng trong công tác phổ biến luật pháp và  các quy định có liên quan, tạo cho người dân các dân tộc Lào có nhận thức trong việc bảo vệ di sản văn hóa, cũng như người nước ngoài hiểu được giá trị của di sản thế giới ở Lào, di sản quốc gia và di sản địa phương là vật thể hay phi vật thể. Tạo ý thức bảo vệ, giữ gìn nếp sống văn minh bằng việc phổ biến qua báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình và thông tin kiểu mới.

Truyền thông đã tích cực giải thích qua nhiều hình thức tuyên truyền, nhất là qua báo, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình và thông tin kiểu mới, giúp cho người dân Lào có kiến thức khả năng phân biệt và ngăn chặn văn hóa đồi trụy, biết lựa chọn và tiếp nhận văn hóa văn minh từ nước ngoài. Sự kiện quan trong nổi bật cũng có như tuyên truyền tiếng Khèn lào là di sản thế giới, kỷ niệm thành phố Luổng Phạ Bang và Chăm Pa Sắc, kỷ niệm huyện Viêng Xay là chiến khu cách mạng Lào. Hiện nay, đang ra sức tuyên truyền ủng hộ việc đề xuất Cánh Đồng Chum ở tỉnh Xiêng Khoảng và Núi đá Nảm Nò ở tỉnh Khăm Muồn là di sản thế giới.

Truyền thông Lào cũng đã tích cực phổ biến và hướng dẫn luật du lịch và những quy định liên quan, nhất là hướng dẫn khách du lịch trong nước và nước ngoài nhận thức được điều gì nên làm và không nên làm. Hướng dẫn các ngành và địa phương cùng hợp tác thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác khuyến khích du lịch, nhất là tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, di chuyển bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nơi ở, giá cả hàng hóa, sự an toàn của khách du lịch… Hướng dẫn cho nhà kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ chất tốt và có chất lượng. Hướng dẫn người dân cách đón tiếp nồng hậu, mến khách, tham gia làm du lịch theo khả năng. Hướng dẫn mọi thành phần tham gia bảo vệ môi trường trong khu du lịch. Tuyên truyền khuyến khích mặt tích cực của du lịch và giới hạn mặt tiêu cực từ du lịch. Sự kiện quan trọng nổi bật trong thời gian qua là đã tập trung sức lực cho công tác tuyên truyền năm du lịch Lào 2018, có đưa ra hoạt động du lịch cấp quốc gia và cấp địa phương, nhất là sự kiện bế mạc năm du lịch quốc gia và khai mạc năm du lịch ở tỉnh và thủ đô Viêng Chăn, lễ hội văn hóa, nếp sống của nhân dân các dân tộc, giới thiệu nguồn du lịch văn hóa, thiên nhiên, lịch sử…

Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có chính sách khuyến khích giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có nhiều dân tộc với văn hóa đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nét đặc sắc về văn hóa, nếp sống của mình. Do đó, truyền thông đã tích cực giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán hay, đẹp của các dân tộc, nhất là lễ hội mừng năm mới của các dân tộc như:  lễ hội năm mới Lào hay lễ té nước, lễ năm mới của dân tộc Mông, dân tộc Khơ Mú, lễ hội đua thuyền, lễ hội Thạt Luổng và các lễ hội khác là cơ hội để người dân Lào các dân tộc tập trung kỷ niệm những thành quả, thành tựu trong sản xuất, cùng nhau làm lễ buộc chỉ cổ tay, ăn tiệc, múa lăm vông, cùng nhau vui tươi đoàn kết nhưng anh em trong một gia đình. Hình ảnh đẹp và có ý nghĩa đoàn kết hòa hợp nhân dân Lào các dân tộc đều được phản ánh qua truyền thông Lào, khẳng định tới trách nhiệm chính trị của truyền thông Lào trong việc khuyến khích giao lưu văn hóa.

Ngoài ra, truyền thông Lào còn phản ánh việc giao lưu văn hóa giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với các nước trên thế giới. Đặc biệt trong kỷ niệm năm đoàn kết - hữu nghị Lào - Việt Nam vừa qua, truyền thông Lào đã góp phần phản ánh việc giao lưu trong các lĩnh vực, đặc biệt là giao lưu văn hóa lẫn nhau, nhất là tuyên truyền về biểu diễn nghệ thuật, văn học, xiếc, mỹ thuật, phát hành,  triển lãm sản phẩm báo chí, trưng bày hàng hóa, tuần lễ phim, lễ hội ẩm thực, thăm chiến khu cách mạng, cùng nhau truyền hình trực tiếp, giao lưu thăm hỏi giữa các thầy cô giáo và học sinh… Đã trao đổi kinh nghiệm với Việt Nam 2 lần về tuyên truyền công tác bảo vệ di sản văn hóa và khuyến khích du lịch.

Tuy truyền thông của Lào đã đạt nhiều thành công, nhưng cũng còn một số thách thức và một số khó khăn. Truyền thông báo chí đi sâu vào công tác văn hóa và du lịch còn là số ít. Chất lượng nội dung và hình ảnh của truyền thông báo chí vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhà báo có kinh nghiệm về công tác văn hóa và du lịch có số lượng hạn chế và còn thiếu kiến thức, sự hiểu biết và khả năng sâu sắc về công tác văn hóa và du lịch. Việc tổng hợp thông tin có độ tin cậy về văn hóa và du lịch của các thành phần liên quan còn chậm và chưa thành hệ thống, gây khó khăn trong việc tìm kiếm. Phản bác những thông tin của thế lực xấu vẫn chưa có hiệu quả.

Để tăng cường tuyên truyền hiệu quả, Lào xác định cần tiếp tục nâng cao chất lượng của truyền thông đã có, để có thể thực hiện nhiệm vụ vai trò trong việc bảo vệ di sản, phát triển du lịch bền vững và khuyến khích giao lưu văn hóa. Khuyến khích bảo tồn, bảo vệ, khôi phục, kế thừa truyền thống và giá trị di sản văn hóa đặc sắc của quốc gia, xây dựng kế hoạch đời sống văn hóa mới, phát triển nền văn minh tinh thần trong xã hội. Đồng thời, tiếp nhận giá trị văn hóa tiên tiến. Chống văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan và lạc hậu, thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình và bản văn hóa trở thành của toàn dân; khuyến khích sáng tạo văn hóa và các sáng tạo khác nhằm phát triển sản phẩm văn hóa phong phú đa dạng và có chất lượng. Tuyên truyền phát triển ngành du lịch trở thành ngành công nghiệp đồng bộ, là thế mạnh của nền kinh tế quốc gia bằng việc khuyến khích du lịch văn hóa, thiên nhiên và lịch sử. Tiếp tục khuyến khích giao lưu văn hóa.

Thành lập cơ quan truyền thông báo chí kiểu cũ và truyền thông kiểu mới đi sâu vào công tác văn hóa và du lịch có chất lượng cao, thuyết phục, có khả năng đáp trả thế lực xấu nhanh chóng.

Đào tạo cán bộ truyền thông báo chí có kiến thức, khả năng viết, phân tích về công tác văn hóa và du lịch, cử nhà báo và cán bộ truyền thông chịu trách nhiệm đi sâu phản ánh công tác văn hóa để có chất lượng mới, nắm bắt nhu cầu của người cần thông tin. Chỉ đạo và quản lý hoạt động của  truyền thông báo chí trong tuyên truyền công tác văn hóa và du lịch.

Tiếp tục hợp tác với truyền thông báo chí Việt Nam và truyền thông các nước bạn bè trên thế giới để cùng nhau tuyên truyền bảo vệ di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững và khuyến khích giao lưu văn hóa.

Đặng Hiếu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực